“Thời trang” được biết đến là miếng đất màu mỡ vô cùng tiềm năng trong mọi thời đại. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường sản xuất và xuất khẩu trong thời gian gần đây, ngành kinh doanh thời trang và dệt may được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên đây là ngành học khá mới nên lượng thông tin còn khá hạn chế, vì vậy ĐH Đông Á sẽ cùng bạn chia sẻ những thông tin cần thiết và tổng quan nhất về ngành kinh doanh thời trang và dệt may ngay tại bài viết dưới đây.
- Ngành kinh doanh thời trang và dệt may là gì?
Kinh doanh thời trang và dệt may thuộc nhóm ngành kinh doanh – Mã ngành: 7340123, là ngành đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng để trở thành các nhà kinh doanh trong mảng thời trang và dệt may.
Quá trình đào tạo ngành học này sẽ trang bị cho người học những kiến thức và nền tảng vững chắc về chuyên ngành: Các phương pháp nghiên cứu, quy trình sáng tác, thiết kế thời trang và trình độ lý luận, khả năng nghiên cứu và năng lực quản lý về mỹ thuật ứng dụng và thời trang.
Ngoài đào tạo về chuyên môn, trong quá trình học tập sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức về kinh tế, quản lý, trình độ ngoại ngữ, tin học…ngoài ra còn được trang bị kỹ năng quản trị, tổ chức, cách tư duy nghiên cứu độc lập, tạo khả năng chủ động thích nghi, tự học và nâng cao trình độ để có thể trở thành nhà kinh doanh trong lĩnh vực thời trang và dệt may.
2. Học ngành Kinh doanh thời trang và dệt may sau này làm nghề gì?
Đối với mỗi ngành học, câu hỏi được đặt ra sau khi ra trường làm nghề gì đều là trăn trở của quý phụ huynh và sinh viên tước khi lựa chọn ngành học.
Đối với ngành học này cũng vậy, cử nhân Kinh doanh thời trang có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực kinh doanh nói chung và Kinh doanh thời trang nói riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thẩm mỹ.
Cử nhân ngành Kinh doanh thời trang và dệt may có thể đảm nhận các vị trí sau trong ngành công nghiệp thời trang:
- Nhà may và tư vấn thời trang (Fashion Consultant)
- Nhà sản xuất thời trang (Fashion Entrepreneuer)
- Giám sát sản xuất thời trang ( Production Supervisor)
- Nhà kinh doanh thời trang (Fashion Merchandiser/Buyer)
- Nhà nghiên cứu và dự báo thời trang (Fashion Forecaster ) của các Trung tâm nghiên cứu và dự báo thời trang
- Giám đốc thương hiệu thời trang
- Nhà nghiên cứu và phát triển thị trưởng cho hãng thời trang (Marketer)
- Nhà tổ chức sự kiện thời trang (Fashion Event Manager)
- Giảng dạy tại các trường trong lĩnh vực thiết kế và kinh doanh thời trang…
Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành kinh doanh và thời thời trang, hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp về ngành học và công việc tương lai của mình.